Thay khớp háng – Giải pháp tối ưu cho người bị tiêu chỏm xương đùi nặng

Thay khớp háng nhân tạo đang là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu để khắc phục tình trạng hoại tử chỏm đùi nặng ở nhiều bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị tiêu chỏm xương đùi nên tham khảo và nghe lời khuyên, chỉ định của bác sĩ về phương pháp thay khớp háng nhân tạo để có hiệu quả điều trị tốt và lâu dài nhất, sớm thoát khỏi tình trạng đau đớn vì tình trạng hoại tử gây ra.

1. Hoại tử chỏm xương đùi là gì?

Chỏm xương đùi là một thành phần cấu tạo nên khớp háng, tình trạng hoại tử chỏm xương đùi xảy ra khi xương đùi bị hư, do không đủ máu nuôi dưỡng, dẫn đến bị tiêu, hoại tử gây ra các cơn đau ở vùng khớp háng và càng đau hơn khi đi lại, vận động. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 60 và xảy ra ở cả hai chỏm xương đùi với độ nặng khác nhau. Bệnh này xảy ra do các bệnh lý gây tắc mạch máu nhỏ cung cấp máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi như tắc mạch do các chất mỡ gây tắc mạch ở người có các tổn thương gan do rượu.

Nguyên nhân gây hoại tử chỏm xương đùi có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính là do chấn thương và không chấn thương. Các chấn thương như ngã gãy cổ xương đùi, trật khớp háng… gây ra tình trạng hoại tử chỏm xương. Các nguyên nhân không chấn thương như người bệnh uống quá nhiều rượu bia, dùng corticoide kéo dài, các bệnh lý giải áp như những người thợ lặn sâu rồi trồi lên đột ngột, các bệnh lý hồng cầu hình lưỡi liềm, người chạy tia xạ và có đến 25% người bệnh bị hoại tử chỏm xương đùi không rõ nguyên nhân là do đâu.

Người bị hoại tử chỏm xương đùi sẽ có các biểu hiện với những cơn đau khởi phát đột ngột, do thiếu máu nuôi khớp xương. Cơn đau ngày càng tăng lên và nhiều hơn khi xương chết làm xẹp chỏm xương đùi, khi đi đứng, và có xu hướng giảm đau khi nghỉ ngơi. Cơn đau của hoại tử chỏm xương đùi xuất phát từ bẹn lan xuống mặt trong của đùi, thi thoảng lan xuống mông làm hạn chế các vận động của khớp háng. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng gối, khi bác sĩ khám sẽ thấy động tác xoay ngoài và xoay trong háng bị giảm trước.

Thay khớp háng - giải pháp tối ưu cho người bị tiêu chỏm xương đùi nặng

2. Chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi bằng cách nào?

Người bệnh khi có các triệu chứng trên sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện các:

  • Xét nghiệm: các kết quả thường không có dấu hiệu bất thường
  • Chụp X- quang: thấy những ổ tiêu xương chỏm đùi, hình dạng xương bị xẹp lại, bề mặt khớp bị sụp xuống
  • Chụp CT- Scanner: thấy dấu hiệu thưa xương, vỡ xương sụn và biến dạng chỏm…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác nhất hoại tử xương chỏm đùi

3. Điều trị hoại tử xương chỏm đùi như thế nào?

Khi phát hiện bệnh hoại tử xương chỏm đùi, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị bằng cách dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm cân, tập luyện vận động theo hướng dẫn, kích thích điện để điều trị. Bên cạnh đó người bệnh cần bỏ thuốc lá, rượu bia.

Phương pháp điều trị tối ưu dành cho người bị hoại tử chỏm xương đùi nặng là phẫu thuật thay khớp háng giúp giải thoát bệnh nhân khỏi những cơn đau hành hạ, mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Thay khớp hánggiúp bệnh nhân đi lại dễ dàng, chấm dứt những cơn đau hành hạ. Với việc thay khớp háng nhân tạo, người bệnh có thể ổn định tình hình trong một khoảng thời gian dài từ 10- 15 năm mới có dấu hiệu cần thay lại.

Thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật lấy đi phần chỏm xương đùi bị hoại tử thay vào đó chỏm bằng kim loại hoặc bằng sứ với một chuôi cắm vào trong lòng tủy xương đùi. Phương pháp này được thực hiện bằng các đường mổ phía trước, trước bên và phía sau, cắt các cơ bao khớp quanh háng để đi vào trong khớp háng, nhất là phía sau. Điều này mang đến ưu điểm tránh trật khớp, không phá hủy hệ thống mạch máu nuôi phía sau, giúp bệnh nhân dễ và nhanh phục hồi hơn. Khi kỹ thuật y học ngày càng phát triển, phương pháp phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo điều trị hoại tử chỏm xương đùi càng được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng dưới sự chuyên nghiệp của các bác sĩ phẫu thuật.

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phương pháp ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp, với thời gian mổ ngày càng được rút ngắn. Bên cạnh đó bệnh nhân tránh được tối đa nguy cơ nhiễm trùng và hoàn toàn có thể nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật.

Thay khớp háng - giải pháp tối ưu cho người bị tiêu chỏm xương đùi nặng

Thoái hóa khớp háng: Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Bệnh gây đau, biến đổi cấu trúc khớp, có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị tích cực.

1. Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.

2. Phân loại bệnh thoái hóa khớp háng

thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng nguyên phát: chiếm 50% trường hợp, hay gặp ở người trên 60 tuổi.

Thoái hóa khớp háng thứ phát: được phân thành các dạng nhỏ sau:

  • Thoái hóa khớp háng sau chấn thương như: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối.
  • Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải coxa plana hoặc sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
  • Thoái hóa khớp háng trên nền dị dạng cũ: trật khớp háng, thiểu sản khớp háng,…

3. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng, bao gồm nguyên nhân nguyên phát (chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất) và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân thứ phát gồm:

  • Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.
  • Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,…
  • Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên dễ bị thoái hóa khớp háng.
  • Thoái hóa khớp háng do từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.
  • Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,…

4. Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp háng

thoái hóa khớp háng

  • Bệnh nhân thường đi lại khó khăn, đi khập khiễng do khớp háng chịu trọng lực cơ thể nhiều nhất.
  • Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi; đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.
  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.
  • Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,…
  • Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.
  • Bước sang giai đoạn sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển. Về sau, bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng

  • Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.
  • Người đã bị thoái hóa khớp háng có thể phòng ngừa, hạn chế các cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,…
thoái hóa khớp háng
  • Đồng thời, bệnh nhân thoái hóa khớp háng nên duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm và thức dậy sớm.
  • Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp hàng như bệnh gút,…

Bệnh thoái hóa khớp háng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp háng, người bệnh nên sớm đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.